Ngưng thở khi ngủ, hay còn gọi là rối loạn ngưng thở khi ngủ (sleep apnea), là một vấn đề sức khỏe ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Và tình trạng ngưng thở khi ngủ khi không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tăng huyết áp. Việc điều trị tăng huyết áp bằng thuốc sẽ đi kèm với tác dụng phụ và điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều trị chứng ngưng thở khi ngủ. Hãy cùng CPAPVN tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Ngưng thở khi ngủ và tăng huyết áp
Ngưng thở khi ngủ là tình trạng rối loạn giấc ngủ xảy ra do dự thư giãn của cơ hầu họng khi ngủ và chùn xuống làm chèn ép đường thở 1 phần hoặc hoàn toàn. Những cơn ngưng thở có thể kéo dài từ vài chục giây đến vài phút và xảy ra hàng chục tới hàng trăm lần mỗi đêm. Điều này sẽ làm cho lượng Oxy trong máu tụt xuống. Và khi não nhận ra điều đó thì sẽ đánh thức bạn dậy để hít thở và cung cấp đủ lượng Oxy cần thiết cho cơ thể.
Việc cơ thể bị thiếu Oxy trong suốt quá trình ngủ như vậy sẽ làm cho tim phải hoạt động nhiều hơn mà không được nghỉ ngơi. Lâu dần nếu không được điều trị thì sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý về tim mạch như tăng huyết áp, tăng huyết áp kháng trị, suy tim hoặc có thể là đột quỵ.
Sự liên kết giữa ngưng thở khui ngủ và tăng huyết áp thông ra rất nhiều cơ chế như làm kích hoạt hệ thần kinh giao cảm, làm rối loạn chức năng nội mô, làm cho giấc ngủ chập chờn, gây viêm hệ thống và kháng insuline.
Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp
Những người bị tăng huyết áp thường sẽ không nhận ra mình bị ngưng thở khi ngủ. Và sẽ được điều trị với thuốc huyết áp lâu dài. Việc sử dụng thuốc huyết áp sẽ giúp ổn định mức huyết áp về bình thường. Nhưng bên cạnh đó sẽ có những tác dụng phụ mà bạn có thể gặp phải trong quá trình điều trị tăng huyết áp:
- Hoa mắt, chóng mặt và đau đầu: Đây là một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất khi bắt đầu sử dụng thuốc huyết áp. Thuốc có thể làm giảm áp lực máu một cách đột ngột, gây ra cảm giác chóng mặt, hoa mắt, hoặc chóng mặt khi ngồi dậy nhanh. Điều này thường xảy ra khi cơ thể đang thích nghi với liều lượng mới của thuốc.
- Mệt mỏi và buồn ngủ: Một số người sử dụng thuốc huyết áp có thể cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày, đặc biệt là ở những người mới bắt đầu điều trị hoặc khi đã thay đổi liều lượng thuốc.
- Tiểu tiện nhiều hơn: Một số thuốc huyết áp có thể gây ra tác dụng phụ làm tăng tần suất tiểu tiện. Điều này có thể làm mất ngủ vào ban đêm.
- Tiêu chảy hoặc táo bón: Thuốc huyết áp cũng có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy hoặc táo bón.
- Lạnh tay chân: Một số người sử dụng thuốc có thể trải qua cảm giác lạnh ở tay và chân, đặc biệt là trong thời gian lạnh hoặc khi tiếp xúc với nước lạnh.
- Khó ngủ: Một số người có thể gặp khó khăn trong việc ngủ hoặc có giấc ngủ không ngon do tác dụng của thuốc.
- Tăng cân: Một vài loại thuốc huyết áp có thể dẫn đến tăng cân, đặc biệt là khi sử dụng lâu dài.
- Tác dụng lên tim mạch và hệ thần kinh: Thuốc huyết áp có thể ảnh hưởng đến tim mạch và hệ thần kinh, gây ra các vấn đề như nhịp tim không đều, run rẩy, hoặc giảm sinh lý.
- Phản ứng dị ứng: Một số người có thể phản ứng dị ứng với các thành phần trong thuốc, gây ra các triệu chứng như phát ban, ngứa, hoặc khó thở.
Ảnh hưởng lên quá trình điều trị Ngưng thở khi ngủ
Việc điều trị ngưng thở khi ngủ nên kết hợp nhiều phương pháp để đạt được hiệu quả tốt nhất. Hiện nay, phương pháp điều trị tốt nhất và được coi là tiêu chuẩn vàng trong điều trị chứng ngưng thở khi ngủ là máy thở CPAP.
Máy thở CPAP là 1 thiết bị hỗ trợ khả năng hô hấp trong khi ngủ của người bị ngưng thở khi ngủ. Máy sẽ hoạt động bằng cách thổi 1 luồng hơi áp lực dương vào đường thở của bạn và sẽ giúp cho đường thở của bạn không bị sụp xuống trong lúc ngủ.
Việc sử dụng thuốc huyết áp sẽ đi kèm với những tác dụng phụ không mong muốn. Và những tác dụng phụ này có thể làm ảnh hưởng lên quá trình điều trị chứng Ngưng thở khi ngủ.
- Tác dụng phụ do tác động lên hệ thần kinh trung ương
Một số thuốc huyết áp có thể gây ra các tác dụng phụ liên quan đến hệ thần kinh, như chóng mặt, buồn nôn, hoặc giảm năng lực sinh lý, hoặc có thể mệt mỏi và buồn ngủ. Điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của những người bị ngưng thở khi ngủ và cũng có thể làm giảm khả năng thích ứng với máy thở CPAP.
- Tăng cân
Một số loại thuốc huyết áp có thể gây tăng cân cho người sử dụng. Điều này làm việc điều trị bằng máy thở CPAP trở nên khó khăn hơn và kém hiệu quả hơn.
- Tác dụng lên tim mạch
Thuốc huyết áp có thể ảnh hưởng đến hệ tim mạch và dẫn đến các vấn đề như nhịp tim không đều, điều này có thể gây khó khăn cho bệnh nhân khi sử dụng CPAP.
Để giảm thiểu tác dụng phụ khi sử dụng thuốc huyết áp cho người bị ngưng thở khi ngủ, điều quan trọng là cần thực hiện sự giám sát y tế chặt chẽ. Bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cụ thể dựa trên tình trạng sức khỏe và lịch sử bệnh của từng bệnh nhân. Việc điều chỉnh liều lượng và loại thuốc sao cho phù hợp sẽ giúp tối ưu hóa hiệu quả điều trị mà không gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Trên cơ sở những thông tin trên đây, việc tham khảo ý kiến bác sĩ là điều cần thiết để đảm bảo rằng việc sử dụng thuốc huyết áp sẽ mang lại lợi ích tối đa và giảm thiểu nguy cơ các tác dụng phụ đối với những người bị ngưng thở khi ngủ.