Nguy Cơ Đột Quỵ Từ Ngưng Thở Khi Ngủ Và Tăng Huyết Áp

Ngưng thở khi ngủ và tăng huyết áp là hai vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Hai chứng bệnh này nghe tưởng chừng sẽ không liên quan đến nhau nhưng thực tế lại có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Và đặc biệt khi kết hợp lại, chúng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ một cách đáng kể. Trong bài viết này, hãy cùng CPAPVN sẽ tìm hiểu về nguy cơ đột quỵ từ ngưng thở khi ngủ và tăng huyết áp nhé.

Ngưng Thở Khi Ngủ Là Gì?

Ngưng thở khi ngủ là một rối loạn giấc ngủ phổ biến. Trong đó khi ngủ, các cơ sẽ được thư giãn và thả lỏng, vùng cơ hầu họng cũng thế. Và khi cơ hầu họng được thư giãn quá mức thì sẽ chùn xuống và che đường hô hấp của bạn, dẫn đến việc ngừng thở trong khi ngủ. Điều này có thể xảy ra hàng chục, thậm chí hàng trăm lần trong một đêm, làm gián đoạn giấc ngủ và giảm lượng oxy trong máu.

Triệu chứng ban đêm của chứng ngưng thở khi ngủ bao gồm:

  • Ngáy to
  • Trằn trọc khi ngủ
  • Thức dậy với cảm giác buồn tiểu
  • Thở bằng miệng khi ngủ

Các triệu chứng ban ngày của chứng ngưng thở khi ngủ bao gồm:

  • Thức dậy cảm thấy mệt mỏi
  • Đau đầu khi thức dậy
  • Họng khô hoặc đau
  • Ngủ ngày quá nhiều
  • Rắc rối về trí nhớ hoặc suy giảm trí thông minh
  • Bất lực hoặc giảm ham muốn tình dục

Tăng Huyết Áp Là Gì?

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là tình trạng áp lực của máu lên thành động mạch tăng cao. Nếu không được kiểm soát, tăng huyết áp có thể dẫn đến tăng huyết áp kháng trị và từ đó gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm bệnh tim, suy thận và đột quỵ.

Mối Liên Hệ Giữa Ngưng Thở Khi Ngủ Và Tăng Huyết Áp

Ngưng thở khi ngủ và tăng huyết áp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Khi bạn ngưng thở trong lúc ngủ, cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì oxy, tim phải co bóp nhiều hơn để truyền Oxy đi khắp cơ thể, trong khi đúng ra đây là thời gian nghỉ ngơi của trái tim. Và sẽ dẫn đến việc tăng cường hoạt động của hệ thần kinh giao cảm. Điều này làm tăng huyết áp, đặc biệt là vào ban đêm. Ngưng thở khi ngủ không được điều trị có thể dẫn đến tăng huyết áp kháng trị, tạo ra một vòng luẩn quẩn nguy hiểm.

Nguy Cơ Đột Quỵ Từ Ngưng Thở Khi Ngủ Và Tăng Huyết Áp

Đột quỵ xảy ra khi dòng máu cung cấp cho một phần của não bị gián đoạn hoặc giảm, làm cho mô não không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng. Ngưng thở khi ngủ và tăng huyết áp đều là những yếu tố nguy cơ độc lập cho đột quỵ. Khi kết hợp, chúng làm tăng nguy cơ này lên nhiều lần. Dưới đây là những yếu tố góp phần gây đột quỵ.

  1. Ngưng Thở Khi Ngủ Gây Thiếu Oxy

Khi cơn ngưng thở xảy ra trong lúc ngủ, mức oxy trong máu giảm mạnh, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và xơ vữa động mạch. Đây là yếu tố chính gây ra đột quỵ.

  1. Tăng Huyết Áp Làm Tăng Áp Lực Lên Mạch Máu

Tăng huyết áp gây tổn thương mạch máu, làm cho chúng dễ bị vỡ hoặc tắc nghẽn. Khi các mạch máu bị tổn thương do tăng huyết áp, nguy cơ đột quỵ tăng lên đáng kể.

  1. Sự Kết Hợp Nguy Hiểm

Khi một người mắc cả ngưng thở khi ngủ và tăng huyết áp, nguy cơ đột quỵ không chỉ là tổng của từng yếu tố mà còn tăng cao hơn do sự tương tác giữa hai tình trạng này. Mức độ tổn thương và căng thẳng trên hệ mạch máu gia tăng, làm cho đột quỵ trở nên dễ xảy ra hơn.

Biện Pháp Phòng Ngừa

  1. Chẩn Đoán Và Điều Trị Ngưng Thở Khi Ngủ

Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng của ngưng thở khi ngủ, hãy tìm đến các chuyên gia y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Việc chẩn đoán các bác sĩ thường chỉ định là đo đa ký giấc ngủ. Đây là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán chứng ngưng thở khi ngủ nói riêng và các bệnh lý rối loạn giấc ngủ nói chung. Phương pháp này sẽ sử dụng những điện cực được dán bên ngoài da để ghi nhận các tín hiệu trong lúc ngủ và bạn đi ngủ như một giấc ngủ bình thường. Và từ những tín hiệu này, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng mà bạn đang gặp phải.

Sau khi đã có được kết quả chẩn đoán, các bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp với tình trạng của bạn. Các phương pháp điều trị phổ biến bao gồm thay đổi lối sống, sử dụng máy thở CPAP (TIÊU CHUẨN VÀNG), và trong một số trường hợp thì có thể phẫu thuật.

Việc chẩn đoán và điều trị sớm chứng ngưng thở khi ngủ chính là yếu tố tiên quyết cho sức khỏe khỏe mạnh. Chứng ngưng thở khi ngủ là yếu tố làm trầm trọng thêm tình trạng tăng huyết áp và tăng nguy cơ đột quỵ của bạn. Vậy nên việc điều trị chứng ngưng thở khi ngủ vừa làm giảm tình trạng tăng huyết áp của bạn và vừa làm giảm nguy cơ đột quỵ.

TẦM SOÁT NGUY CƠ NGƯNG THỞ KHI NGỦ TẠI ĐÂY

  1. Kiểm Soát Huyết Áp

Kiểm soát huyết áp là điều quan trọng để giảm nguy cơ đột quỵ. Điều này có thể đạt được thông qua chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, kiểm soát căng thẳng và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

  1. Thay Đổi Lối Sống

Thay đổi lối sống là một phần quan trọng trong việc phòng ngừa cả ngưng thở khi ngủ và tăng huyết áp. Điều này bao gồm duy trì cân nặng khỏe mạnh, tập thể dục thường xuyên, hạn chế rượu và caffeine, không hút thuốc và có giấc ngủ đủ và đều đặn.

Kết Luận

Ngưng thở khi ngủ và tăng huyết áp đều là những tình trạng nguy hiểm có thể dẫn đến đột quỵ. Việc nhận biết và điều trị kịp thời hai tình trạng này là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ đột quỵ. Nếu bạn có triệu chứng của ngưng thở khi ngủ hoặc bị tăng huyết áp, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có kế hoạch điều trị và phòng ngừa hiệu quả.